Uống kháng sinh gây tác hại trên hệ vi sinh ở ruột và sức khỏe đường ruột.
Hệ vi sinh ruột bao gồm nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, virus thường trú tại ruột và có tác động lên nhiều quá trình sinh lý của cơ thể như điều hòa hệ miễn dịch hoặc chuyển hóa. Đa số các vi sinh vật này là các loại vi khuẩn, do vậy hệ vi sinh ruột dễ bị tác động bởi kháng sinh.
Tuy nhiên, kháng sinh là cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Các kháng sinh thông thường có thể làm giảm 25% các chủng loại vi khuẩn có trong ruột, gây ra mất cân bằng của hệ vi sinh ruột ngay sau khi dùng kháng sinh và có thể mang đến nhiều vấn đề sức khỏe sau này.
Sự thay đổi các chủng loại vi khuẩn ở ruột do dùng kháng sinh là mất cân bằng của hệ vi sinh ruột kèm theo tăng trưởng quá mức của vi khuẩn có hại, hoặc làm thay đổi chức năng chuyển hóa của các vi sinh vật ruột.
Các vi khuẩn có hại khi chiếm ưu thế trong ruột sẽ tranh giành thức ăn và tiết ra nhiều chất để tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và đồng thời các độc tố từ chúng sẽ làm hủy hoại chức năng ruột của chúng ta.
Việc mất cân bằng hệ vi sinh ruột xảy ra ngay sau khi dùng kháng sinh, và theo nhiều nghiên cứu cho thấy vẫn âm thầm diễn ra và có thể quan sát được tại thời điểm 6 tháng sau khi đã ngưng đợt kháng sinh trước đó.
Vậy hậu quả của kháng sinh tai hại như thế nào?
Tiêu chảy là biểu hiện thường gặp nhất do kháng sinh phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ vi sinh ruột. Tiêu chảy do kháng sinh thường xảy ra trong giai đoạn bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên có nhiều trường hợp tiêu chảy vẫn có thể xảy ra sau 2 đến 8 tuần khi người bệnh đã ngưng sử dụng kháng sinh rồi.
Mức độ tiêu chảy xảy ra sớm hoặc nặng, tỉ lệ xuất hiện của tiêu chảy tùy thuộc loại kháng sinh sử dụng, loại vi khuẩn có hại ở ruột chiếm ưu thế. Chẳng hạn, khoảng 1/3 các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh có liên quan đến sự tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium difficile tiết độc tố gây nhiễm khuẩn huyết và bệnh viêm đại tràng giả mạc.
Hậu quả của kháng sinh trên sức khỏe:
Tiêu chảy là biểu hiện sớm thường gặp với phân lỏng hoặc phân nước kéo dài hơn 2 ngày và thường xảy ra trong giai đoạn đang điều trị với kháng sinh, hoặc có thể xuất hiện trễ hơn sau khi ngưng kháng sinh từ 2 đến 8 tuần.
Hậu quả lâu dài trên cơ thể của kháng sinh bao gồm tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium difficile có thể gây viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy tái phát nhiều lần, hội chứng ruột kích thích…
Ai dễ bị tiêu chảy do kháng sinh?
Trẻ em thường bị tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh hơn người lớn do hệ vi sinh ruột chưa khỏe mạnh. Tuy nhiên, có đến 35% người lớn bị tiêu chảy do kháng sinh.
Các yếu tố đi kèm làm tăng nguy cơ tiêu chảy khi dùng kháng sinh là người đã từng bị tiêu chảy do kháng sinh, trẻ em hoặc người lớn tuổi có hệ vi sinh ruột kém, bệnh nhân đang được nuôi ăn qua ống, dùng loại kháng sinh đường uống phổ rộng như cephalosporin, penicillin, kháng sinh bài tiết qua mật, sử dụng kháng sinh liên tục hoặc dùng phối hợp nhiều kháng sinh như trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori.
Phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh?
Chúng ta có thể hoàn toàn chủ động để phòng ngừa tiêu chảy xảy ra do kháng sinh.
Trước hết, không nên tùy ý sử dụng kháng sinh bừa bãi mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bắt buộc phải điều trị với kháng sinh, cần trao đổi với các chuyên gia y tế về loại kháng sinh điều trị có phù hợp với mình hay không hoặc trước đây mình có từng bị tiêu chảy do dùng kháng sinh này chưa.
Hiện nay, men vi sinh (probiotics) là thuốc thường được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh bởi chúng có tác động cải thiện hệ sinh thái ở ruột, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và phục hồi hệ vi sinh ruột, nhờ đó giúp giảm bớt tình trạng tiêu chảy.
Men vi sinh được khuyên dùng ngay liều đầu tiên của kháng sinh và trong suốt thời gian sử dụng kháng sinh. Một lưu ý nhỏ là chúng ta vẫn nên tiếp tục bổ sung men vi sinh ít nhất 1 - 2 tuần sau khi ngưng kháng sinh để giúp hệ vi sinh vật ruột hồi phục nhanh hơn và không bị rối loạn kéo dài.
Lựa chọn Probiotics phù hợp sẽ giúp trẻ phục hồi hệ vi sinh ruột nhanh hơn, điều trị tiêu chảy do kháng sinh hiệu quả hơn, và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Mặc dù probiotics được xem là giải pháp mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý về đặc điểm khác nhau của từng loại men vi sinh để lựa chọn loại thật sự có hiệu quả mà các chuyên gia y tế khuyên dùng. Chẳng hạn, phần lớn các probiotics dạng bào tử của vi khuẩn hay vi khuẩn sống cần được uống cách liều với kháng sinh do có thể bị các loại kháng sinh giết chết (dựa trên nghiên cứu "Tính mẫn cảm với kháng sinh của các loại men vi sinh").
Riêng với men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 của hãng Biocodex từ Pháp, do đặc tính là nấm nên không bị diệt bởi các loại kháng sinh nên chúng ta hoàn toàn yên tâm dùng chung với các kháng sinh mà không cần phải cách liều như các loại men vi sinh khác. Saccharomyces boulardii CNCM I-745 nên dùng ngay liều đầu tiên với kháng sinh và duy trì trong thời gian đang sử dụng kháng sinh để đảm bảo hiệu quả của kháng sinh, phòng ngừa tiêu chảy và tiếp tục ít nhất 1 tuần sau khi đã ngưng đợt điều trị với kháng sinh này để giúp hệ vi sinh ruột của bạn phục hồi trở lại. Những điểm cộng vượt trội về bằng chứng y học lý giải vì sao nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 của Pháp được khuyến cáo mạnh bởi nhiều Hiệp hội Y khoa Thế giới và Việt Nam.
Truy cập thêm thông tin về Saccharomyces boulardii CNCM I-745 tại: https://www.facebook.com/Baovesuckhoeduongruotcanha.
Trường Thịnh