4 máy bay thời chiến trưng bày tại Di tích Quốc Tử Giám (TP Huế) đang được các chiến sĩ bộ đội tỉnh Thừa Thiên Huế tháo ra để di dời về trụ sở mới của Bảo tàng Lịch sử tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ về việc chuyển Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (đóng trên phần đất của Di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn) ở đường 23 tháng 8 về địa chỉ 268 Điện Biên Phủ, TP Huế, các hiện vật trong và ngoài bảo tàng đang được gấp rút di chuyển.
Khuôn viên trưng bày xe tăng, pháo, máy bay rộng hơn 2.000 mét vuông của Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế - nằm trên đất của Di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn (trường dạy con vua, quan lúc xưa)
Đặc biệt nhất là phần hiện vật trưng bày ngoài trời rộng hơn 2.000 mét vuông gồm 7 chiếc xe tăng, 4 khẩu pháo, 4 máy bay và một số khẩu thần công được chế tác thời nhà Nguyễn. Tất cả số hiện vật gốc này đều không có mái che, phơi mình dưới nắng mưa, có hiện vật bị mất một số bộ phận.
Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sư tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương di dời số hiện vật gồm xe tăng, máy bay, các loại pháo, hoàn thành trước ngày 19/5.
7 chiếc xe tăng
Và 4 khẩu pháo
4 chiếc máy bay có kích thước lớn nhất đã được bắt đầu tháo dỡ từ sáng 4/5. Hàng chục chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh số các chi tiết, cấu kiện, ốc vít và ưu tiên tháo phần cánh máy bay và một số bộ phận khác.
Quân đội Thừa Thiên Huế bắt đầu tháo máy bay
Việc tháo cánh máy bay để tiện đường vận chuyển máy bay khi đi qua các cửa thành cổ ở Huế với lối ra nhỏ hẹp. Chiến sĩ bộ đội đã làm các giá đỡ dưới bụng máy bay để cố định máy bay khỏi nghiêng đổ khi tháo cánh. Những bộ phận đã cũ trên thân máy bay cũng được tháo ra cẩn thận và cực kỳ chi tiết.
Cận cảnh tháo dỡ 4 máy bay thời chiến.
Chiếc MIG-21 của quân đội Việt Nam được tháo
Biểu tượng một thời của niềm kiêu hãnh trên không của Quân đội nhân dân Việt Nam
Dựng các giá đỡ
Tháo các bộ phận ở bụng máy bay
Những chi tiết như "xy lanh vứt đạn tăng lực", "phụ tùng động cơ"... và những ghi chú trên thân máy bay vẫn còn nguyên vẹn như: "Sau 25 giờ bay phải tháo ốp kiểm tra các ống dẫn dầu thủy lực"...
Quá trình tháo dỡ, di chuyển đòi hỏi chuyên môn cao và sự cẩn thận
Chiếc trực thăng chiến đấu của quân đội Mỹ được quân ta thu được, đang được tháo phần cánh quạt
Kiểm tra khoang cửa máy bay trực thăng
Máy bay tiêm kích AD-6 của quân đội Mỹ.
Phần khoang trong máy bay tiêm kích cánh quạt
Phần đuôi của chiếc tiêm kích cánh quạt được tháo
4 chiếc máy bay chiến đấu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế gồm:
Máy bay phản lực loại A-37 (số hiệu 68-7957) và Trực thăng tấn công loại UH-1 (số hiệu 69-15955). Cả hai chiếc đều là chiến lợi phẩm quân dân ta thu được tại trận đánh sân bay Biên Hòa, Đồng Nai cách đây 37 năm trong dịp Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Đây là 2 loại khí tài thường được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Máy bay phản lực A-37
Trực thăng chiến đấu UH-1.
Máy bay tiêm kích AD-6 (số hiệu 135344 – có cánh quạt, cất giữ tại Công ty Sửa chữa trực thăng - Nhà máy A42, đóng tại sân bay Biên Hòa - Đồng Nai) là một trong những loại máy bay Mỹ đã từng tham chiến tại các chiến trường ở Việt Nam, trong đó có chiến trường Trị Thiên.
Máy bay tiêm kích AD-6 của quân đội Mỹ từng tham chiến chiến trường Trị Thiên ở miền Trung
Máy bay MIG-21 (số hiệu 6124, được cất giữ tại Tiểu đoàn Đảm bảo kỹ thuật hàng không đóng tại sân bay Đà Nẵng) là loại máy bay phản lực chiến đấu của không quân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội ta đã nhiều lần sử dụng chiếc máy bay loại MIG này bắn hạ các loại máy bay của đối phương, trong đó có “pháo đài trên không” B-52 của Mỹ.
Máy bay MIG-21 - phản lực chiến đấu của Không quân Việt Nam từng bắn hạ B-52 của Mỹ.
Đại Dương